Vết nứt chân chim là hiện tượng nứt ngang, nứt dọc trên tường, gây mất thẩm mỹ và làm giảm chất lượng công trình. Nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, nứt chân tường sẽ ngày càng lan rộng và dễ gây thấm dột. Trong bài viết dưới đây, Sơn Chống Thấm SIRA sẽ giải đáp thắc mắc về tường nứt chân chim là gì và các cách xử lý vết nứt hiệu quả. Xem ngay!
1. Tường nứt chân chim là gì?
Nứt chân chim là những vết nứt nhỏ, hình dạng không ổn định, thường xuất hiện phổ biến trong nhiều công trình xây dựng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết vết nứt này nhờ kích thước nhỏ, độ rộng chỉ dưới 1mm và có hình dạng tương tự chân chim. Khác với các loại vết nứt khác, nứt chân chim thường là nứt lớp vữa trát tường và ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp phủ bề mặt tiếp theo.
>>>> XEM NGAY: 3 Cách xử lý tường nhà mới xây bị thấm nước đơn giản, hiệu quả
2. Nguyên nhân gây ra nứt chân chim trên tường
Để ngăn chặn và xử lý tình trạng nứt chân chim hiệu quả, việc hiểu rõ nguyên nhân gây nứt là điều vô cùng quan trọng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt chân chim, các vết nứt lớn chủ yếu là do kết cấu nền mỏng, những vết nứt nhỏ thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân chính như sau:
2.1 Kết cấu nền móng không ổn định
Nhà được xây trên nền đất mềm, trũng, đóng cọc không đều sẽ khiến nhà bị lún sau một thời gian sử dụng. Từ đó gây nên các vết nứt tường, hầu hết các vết nứt lớn hơn 3mm thường do nguyên nhân kết cấu nền móng không ổn định gây ra.
2.2 Sơn trát tường không đúng kỹ thuật
Thi công sơn trát tường không đạt tiêu chuẩn cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến tường bị nứt chân chim. Khi đổ bê tông xong, bạn cần đợi một thời gian cho lớp liên kết bên trong bê tông được ổn định. Nếu trát ngay, lớp vữa bên ngoài sẽ khô khiến lớp bê tông bên trong co ngót, làm vỡ kết cấu của lớp vữa trát và gây nên vết nứt chân chim trên tường.
2.3 Tường bị nứt chân chim do thời gian sử dụng lâu
Tường nhà là khu vực chịu tác động bởi sự khắc nghiệt của thời tiết. Khi sử dụng một thời gian dài, các kết cấu bên trong như sắt, bê tông, dầm, móng, gạch… sẽ có dấu hiệu sụt lún, mục nát, thậm chí gãy vỡ, gây ra những vết nứt chân tường, làm giảm đi tính thẩm mỹ và độ bền của công trình.
2.4 Do không bảo quản đúng cách
Khi thi công bằng các vật liệu gốc xi măng, việc tạo ẩm và tưới nước là điều quan trọng để tránh mất nước, gây co ngót đột ngột và nứt tường. Để bảo quản lớp vữa trát, cần tưới ẩm bề mặt tường bằng vòi tưới nước đến khi bão hòa (không hút thêm nước). Sau khi trát xong, cần bảo dưỡng vữa sau 4 tiếng để đảm bảo tường không bị khô quá nhanh và ngăn ngừa hiện tượng nứt chân chim.
2.5 Pha trộn vật liệu không đúng tỷ lệ
Hiện tượng nứt chân chim cũng xuất phát từ việc pha trộn tỷ lệ vật liệu không đúng tỷ lệ. Đối với vữa xi măng cát, nếu pha xi măng quá nhiều sẽ rất dễ gây ra hiện tượng nứt chân chim ngay sau khi thi công, hoặc sau vài ngày sử dụng. Ngoài ra, tỷ lệ nước để pha trộn cũng cần phải tính toán hợp lý, nếu nước quá ít, hồ vữa sẽ khô, khó thi công và dễ dàng tạo điều kiện cho vết chân chim hình thành.
2.6 Co ngót nhiệt ở những nơi có điều kiện thời tiết thay đổi
Nứt chân chim thường xảy ra ở bề mặt ngoài tường nhà tại các vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thay đổi theo mùa. Do mỗi loại vật liệu đều có một hệ số giãn nở khác nhau, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, các loại vật liệu trong cùng một kết cấu sẽ co ngót, gây ra nứt chân chim.
Mặc dù không thể thay đổi được các tác động của thời tiết, tuy nhiên bạn vẫn có thể tăng khả năng chống nứt lên các lớp vữa trát bằng một số cách như: Đóng lưới thép đan mắt cáo trước khi tô trát hoặc pha thêm phụ gia kết nối nhằm tăng cường độ của vữa, giúp giảm hiện tượng nứt nẻ rất hiệu quả. Ngoài ra, các loại vật liệu chống thấm có khả năng chống tia UV cũng giúp bảo vệ lớp vữa trát tránh được ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Để đạt hiệu quả cao, loại vật liệu này nên được áp dụng đối với các vết nứt chân chim nhỏ có độ rộng dưới 1mm.
>>>> XEM THÊM: Giải pháp chống thấm ngoài trời đơn giản, hiệu quả
3. Cách xử lý vết nứt chân chim trên tường
Dưới đây là một số cách xử lý vết nứt chân chim trên trường hiệu quả, triệt để 100%. Tham khảo ngay để sở hữu một không gian sống thẩm mỹ, đảm bảo an toàn.
3.1 Xử lý tường nhà bị nứt chân chim với SIRA-OS
SIRA-OS là sản phẩm chống thấm một thành phần được sản xuất với công nghệ hoàn toàn mới, có khả năng thay thế chống thấm xi măng để chống thấm tường, xử lý vết nứt chân chim hiệu quả. Ngoài ra, sơn SIRA-OS còn sở hữu nhiều tính năng ưu việt như:
- Phù hợp trong mọi điều kiện thời tiết, chống tia UV hiệu quả.
- Dễ dàng sử dụng và thi công vết nứt chân chim, chống thấm tường đứng…
- Khả năng bám dính cao, co giãn và che lấp các vết nứt hiệu quả.
- Khả năng chống bám bụi, chống rêu mốc, giúp duy trì vẻ đẹp cho công trình.
- Có thể trực tiếp thi công, không cần pha với xi măng, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thi công và đạt hiệu suất chống thấm vượt trội.
- Màng sơn cứng nhưng vẫn có độ đàn hồi tốt, hạn chế khả năng va đập.
- Độ che phủ cao, màng sơn láng mịn, đều màu.
Đối với những công trình cũ, có nhiều vết rạn nứt, bạn cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công. Dưới đây là các bước chi tiết:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Tiến hành chà sạch bề mặt thô ráp để loại bỏ bụi bẩn, cát vữa thừa, tạp chất… Sau đó trám trét vết nứt chân chim tường do co ngót.
- Bước 2: Thi công
Sử dụng con lăn, chổi để quét sơn lên bề mặt cần trám vết nứt. Lớp đầu tiên nên pha thêm 5-10% nước để sơn thẩm thấu, bám dính tốt trên bề mặt. Các lớp sau sẽ dùng nguyên thể, không pha thêm nước. Lưu ý, phải đợi lớp trước khô ráo hoàn toàn mới được thi công lớp tiếp theo, mỗi lớp cần cách nhau từ 1- 2h. Đối với vết nứt chân chim nhỏ, sau khi lớp 1 se khô bề mặt thì đặt lưới thuỷ tinh lên và quét lớp 2. Sau 2-3 tiếng sẽ triển khai quét lớp thứ 3.
3.2 Xử lý vết nứt tường nhỏ bằng keo
Sử dụng keo xử lý vết nứt tường là một trong những phương pháp hiệu quả, phù hợp với những khe nứt nhỏ. Cách này mang lại kết quả tốt trong thời gian dài. Bạn có thể sử dụng các loại keo trám khe nứt chuyên dụng như Neotex PU Joint (gốc Polyurethane) hoặc keo Bossil 8620 (gốc MS Polymer 1 thành phần).
Các bước xử lý nứt chân chim bằng keo bao gồm:
- Bước 1: Đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt chân chim trên tường.
- Bước 2: Vệ sinh vết nứt sạch sẽ bằng cách xịt, rửa.
- Bước 3: Dùng keo trét lên vết nứt.
- Bước 4: Phủ chất chống thấm co giãn giúp tạo màng bảo vệ chống thấm hiệu quả, ngăn chặn sự thẩm thấu của nước vào kết cấu bên trong công trình.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Nhà mới xây bị nứt trần có nguy hiểm không? Cách xử lý
3.3 Xử lý vết nứt chân chim ở tường bằng Keo Trám gốc Acrylic
Đối với những vết nứt chân chim ở tường, Keo Trám gốc Acrylic đem lại hiệu quả cực tốt với khả năng chống tia UV, độ bám dính cao và linh hoạt trên nhiều bề mặt khác nhau (xi măng, thạch cao, gỗ…). Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chống thấm triệt để qua các khe nứt, không để lại vết ố vàng khi thi công.
3.4 Xử lý vết nứt tường gạch sâu (vết nứt lớn)
Để xử lý những vết nứt sâu, bạn cần phải tiến hành đục tường, tạo rãnh sâu, sử dụng các loại vữa nhanh đông để lấp đầy khoảng trống và trét lại như lúc mới xây. Không dễ dàng như những vết nứt chân chim, các vết nứt tường gạch sâu cần phải được xử lý bằng máy móc hoặc cần đến sự hỗ trợ từ những người thợ có chuyên môn.
3.5 Xây đố cửa bằng gạch đinh
Trên thực tế, vết nứt chân chim thường xuất hiện tại cửa đi, cửa sổ và phần chân tường. Bởi khi lắp đặt cửa, thợ thi công sẽ phải đục tường để bắt vít, tác động đến phần tường gạch ống, gây ra hiện tượng nứt chân chim theo thời gian. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể sử dụng gạch đinh để thi công cho đố cửa. Loại vật liệu này thường được dùng trong những hạng mục đòi hỏi khả năng chịu lực và chống thấm cao, giúp gia tăng tính kiên cố và bảo vệ kết cấu cho ngôi nhà.
>>>> THAM KHẢO NGAY: TOP 8 cách chống thấm chân tường nhanh chóng, triệt để
3.6 Dùng lưới mắt cáo ngăn nứt tường chân chim
Ngày nay, lưới mắt cáo được xem là giải pháp hiệu quả để bảo vệ tường và sàn nhà khỏi những vết nứt chân chim. Thành phần chính tạo nên lưới mắt cáo chính là thép không gỉ, niken, hợp kim nhôm và một số kim loại khác. Loại vật liệu này như một lớp bảo vệ, giúp lớp hồ dầu khi mới thi công được ổn định, không bị xê dịch quá nhiều và tránh tạo ra các khoảng hở bên trong.
3.7 Sử dụng đúng loại cát khi tô tường
Việc hiểu và sử dụng đúng loại cát khi tô tường sẽ giúp gia chủ tránh khỏi tình trạng nứt chân chim tường, thấm dột công trình về sau. Hiện nay, nhiều đơn vị thi công lựa chọn cát bê tông loại 2 để xây tô, giúp cải thiện quá trình thi công tô trát tường, làm cho tường phẳng và có thể liên kết lớp vữa trát với nhau, hạn chế gây nứt tường.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 4 Bước chống thấm tường ngoài trời bằng xi măng hiệu quả
3.8 Sử dụng bả matic xử lý nứt tường
Bả matic được sử dụng để làm phẳng bề mặt trước khi sơn, giúp cho lớp sơn lăn lên sẽ đẹp hơn. Nếu sơn trực tiếp mà không cần đến bả matic, bề mặt tường sẽ nham nhở, không đạt tính thẩm mỹ và rất dễ bong tróc theo thời gian. Một số loại bả matic được sử dụng phổ biến phải kể đến như bả matic của Jotun, bột bả matic Nippon, bả matic Dulux, bột bả matic Kova…
Trên đây là những chia sẻ về những nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt chân chim và các cách xử lý đơn giản, hiệu quả. Hy vọng thông tin mà Sơn Chống Thấm SIRA cung cấp đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích và có thể sở hữu một không gian sống vững chắc, bền bỉ theo thời gian. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về bài viết, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: