TOP 5+ cách chống thấm ngược nhà vệ sinh triệt để 100%

Sơn chống thấm SIRA

Nhà vệ sinh là khu vực dễ ẩm thấp và hư hại nhất. Nếu không có giải pháp chống thấm ngược nhà vệ sinh kịp thời, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, giảm tính thẩm mỹ và làm tuổi thọ công trình. Vậy nguyên nhân nào khiến nhà vệ sinh bị thấm dột? Biện pháp thi công nào là triệt để nhất? Hãy cùng Sơn chống thấm SIRA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây thấm ngược nhà vệ sinh

Trong quá trình sử dụng hoặc ngay khi hoàn thiện xây dựng căn nhà. Rất nhiều gia đình phát hiện thấy hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm ngược, hay tường bị ẩm mốc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, mỗi nguyên nhân sẽ có những giải pháp khắc phục khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Cống thoát nước bị hỏng: Khi thi công, miệng ống không được bịt kín khiến nước bị thoát ra ngoài, gây thấm vào sàn nhà vệ sinh.
  • Mặt sàn không đảm bảo: Khi các mạch tiếp giáp không được kín và độ dốc của mặt sàn không đảm bảo cho việc thoát nước, nước sẽ bị ứ đọng lâu ngày, gây ra tình trạng thấm dột.
  • Thi công thiếu chuyên nghiệp: Việc xảy ra một số lỗi lắp đặt thiết bị, thi công chống thấm không đạt hiệu quả cũng là nguyên nhân gây thấm ngược nhà vệ sinh.
  • Hệ thống chống thấm lâu năm: Nhà vệ sinh đã sử dụng trong thời gian dài, cùng với môi trường xung quanh ẩm ướt cũng sẽ khiến nhà vệ sinh bị thấm ngược.
Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, dễ gặp tình trạng thấm ngược

>>>> XEM NGAY: Dịch vụ chống thấm ngược tường trong nhà triệt để, giá tốt nhất 

2. Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh bị thấm dột không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm giảm tuổi thọ công trình mà còn là gây nguy hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết dưới đây để xử lý nhà vệ sinh bị thấm dột kịp thời:

  • Tường và trần nhà bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nấm mốc, loang lổ, rỉ nước ra bên ngoài.
  • Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, nứt, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng thấm qua.
  • Nhà vệ sinh bắt đầu xuất hiện mùi hôi mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc. Trường hợp này có thể xuất phát từ việc bồn toilet bị hở, sau một thời gian sẽ gặp tình trạng thấm dột nhà vệ sinh.
  • Các thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm…
Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Nhận biết sớm dấu hiệu giúp chống thấm ngược nhà vệ sinh hiệu quả

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Phương pháp thi công chống thấm sàn vệ sinh hiệu quả, triệt để

3. Phương pháp chống thấm ngược nhà vệ sinh triệt để

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột nhà vệ sinh, chúng ta cần có các biện pháp chống thấm phù hợp và dứt điểm. Hiện nay, công nghệ chống thấm đang ngày càng phát triển với nhiều vật liệu chống thấm tối ưu. Dưới đây là 8 phương pháp chống thấm hiệu quả mà SIRA muốn đề cập:

3.1 Chống thấm ngược bằng sơn chống thấm đa năng SIRA-SR01 

Sơn chống thấm đa năng SIRA-SR01 là sản phẩm chống thấm gốc Acrylic biến tính Silicon và Thermoplastic có độ bền cao hơn so với gốc Alkyd hệ dung môi hiện nay. Được sản xuất trên công nghệ tiên tiến, sơn chống thấm đa năng SIRA-SR01 có độ bám dính cao, chống nước, kháng tia UV, có thể đi lại trên bề mặt khi thi công… Dưới đây là một số ưu điểm chi tiết về dòng sơn này mà không phải ai cũng biết:

  • Được sản xuất dựa trên các nguyên liệu cao cấp, tạo ra màng sơn có độ bám dính tốt, khả năng chống thấm và chống nước cao, thậm chí là cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Sản phẩm khô nhanh trên nền ẩm sau 1-2h, xe cơ giới có thể đi lại được.
  • SIRA-SR01 có độ bền cao (lên đến 10 – 15 năm), giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo trì.
  • Sơn có khả năng chống rêu mốc và nứt nẻ hiệu quả, đảm bảo bề mặt thi công luôn trong trạng thái sạch đẹp và bền bỉ.
  • Độ bám dính cao, có thể thi công bằng nhiều phương pháp khác nhau như cọ, máy phun sơn hoặc ru lô.
  • Sơn SIRA SR01 không chứa các chất độc hại, an toàn cho người sử dụng và môi trường.

Để thi công chống thấm ngược bằng sơn SIRA, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi thi công, bạn cần vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất dầu mỡ. Đảm bảo bề mặt có thể ẩm nhưng không được đọng nước.

  • Bước 2: Thi công

Thi công lớp 1: Pha hỗn hợp với 20 – 30% nước (trong điều kiện thường). Nếu bề mặt có độ ẩm thì tiến hành pha ít nước hơn.

Thi công lớp 2 + 3: Mỗi lớp cách nhau 1-2 giờ, không cần pha nước.

Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Sơn chống thấm đa năng SIRA-SR01 có độ bền lên đến 15 năm

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Keo chống thấm nhà vệ sinh trong suốt SIRA không đục gạch

3.2 Chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova

Kova là chất chống thấm nhà vệ sinh được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, với công dụng ngăn chặn sự xâm nhập của nước, hạn chế hình thành rêu mốc hiệu quả. Keo chống thấm Kova không chỉ phù hợp để chống thấm ngược nhà vệ sinh, mà còn được sử dụng cho nhiều khu vực khác như sàn mái, tường ngoài…

Để chống thấm bằng KOVA, bạn cần thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn nhà

– Xử lý lồi lõm, nứt nẻ hoặc trám trét lỗ hổng bề mặt thi công nếu có.

– Làm sạch bụi bẩn.

– Tạo độ ẩm phù hợp để tiến hành chống thấm.

  • Bước 2: Thi công chống thấm

– Pha hỗn hợp Kova theo tỷ lệ: 1kg xi măng/ 10L Kova.

– Dùng con lăn quét 2 đến 3 lớp chống thấm Kova. Lớp trước phải đảm bảo đã khô mới được thi công lớp tiếp theo, sau đó tiến hành lót gạch men.

Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Keo chống thấm ngược Kova phù hợp cho nhiều khu vực khác nhau

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 9 Phương pháp chống thấm ngược trần nhà đơn giản, hiệu quả

3.3 Chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Chống thấm bằng màng khò nóng là một giải pháp xử lý tình trạng thấm dột nhà vệ sinh cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, cách này chỉ có hiệu quả khoảng 10 năm, không chống thấm vĩnh viễn bằng những cách còn lại.

Quy trình chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng khò nóng được tiến hành theo 6 bước:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn

Trước khi thi công, mặt sàn nhà vệ sinh cần được làm sạch, có độ phẳng lên đến 90%, tuyệt đối không có bụi bẩn, tạp chất.

  • Bước 2: Xử lý góc

Đục rộng hoặc bồi thêm để xử lý góc tường, mạch ngừng.

  • Bước 3: Làm nóng bề mặt thi công

Tiến hành làm nóng màng khò sàn nhà bằng đèn khò chuyên dụng.

  • Bước 4: Quét lớp lót primer

Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn nhà vệ sinh.

  • Bước 5: Khò trực tiếp lên màng dán bitum

Dùng máy khò trực tiếp lên màng bitum sao cho chảy đều và bám dính lên bề mặt sàn.

  • Bước 6: Xử lý cổ ống

Vị trí cổ ống cần được bo kỹ để tránh tình trạng nước thẩm thấu. Nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh cổ ống. Tiếp theo, cắt màng bitum theo dấu hoa thị và tập để khò kỹ tại những vị trí góc cạnh.

>>>> XEM THÊM: Báo giá giá sơn chống thấm ngược cấp nhật mới nhất 2025

3.4 Sử dụng keo kháng nước Intoc

Keo kháng nước Intoc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: Dễ thi công, khả năng bám dính cao, ngăn nước và an toàn, không độc hại.

Dưới đây là quy trình chống thấm ngược nhà vệ sinh bằng Intoc:

Tại bước chuẩn bị: Cần pha trộn hỗn hợp dầu hồ chống thấm theo định mức: 1kg Intoc-04 + 3kg nước + Xi măng (Khoảng 8kg).

  • Bước 1:Vệ sinh bề mặt

Cần vệ sinh làm phẳng bề mặt, loại bỏ tạp chất, dầu mỡ còn bám dính trên sàn.

  • Bước 2: Quét keo chống thấm

Quét keo kháng nước Intoc lên bề mặt sàn và vị trí tiếp xúc giữa cổ ống.

  • Bước 3: Tạo độ ướt cho sàn nhà vệ sinh

Tạo độ ẩm bề mặt sàn để đạt hiệu quả thi công.

  • Bước 4: Xử lý bề mặt với Intoc

Phủ một lớp hỗn hợp chống thấm Intoc có độ dày khoảng 4mm lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Sau đó phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ M.75 với độ dày khoảng 5-10 mm.

Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Keo kháng nước Intoc được ưa chuộng nhờ khả năng bám dính tốt

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Quy trình thi công keo chống thấm ngược đầy đủ nhất 2025

3.5 Thi công lưới chống thấm nhà vệ sinh

Thi công lưới chống thấm nhà vệ sinh là giải pháp giúp hạn chế tình trạng thấm dột nhanh chóng. Với ưu điểm vượt trội như kháng nước cao, chống ăn mòn, dễ thi công và sử dụng…

Quá trình chống thấm ngược nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chọn lớp lưới chống thấm

Lớp lưới chống thấm dày hay mỏng, sợi to hay nhỏ tùy thuộc vào từng hạng mục thi công. Lớp lưới dày phù hợp cho các hạng mục có lớp vữa hoàn thiện lớn và ngược lại.

  • Bước 2: Tiến hành thi công

Đầu tiên, ta cần thi công 1 lớp vữa mỏng sao cho đều và phẳng. Khi lớp vữa còn ẩm, tiến hành lót lớp lưới thủy tinh theo chiều từ trên xuống, từ trái qua phải, đảm bảo theo một hướng nhất định.

Sau khi lưới chống thấm đã ổn định trên bề mặt sàn, ta tiến hành thi công lớp lót cuối cùng và hoàn thiện.

Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Thi công chống thấm bằng lưới thủy tinh giúp giải quyết tình trạng thấm ngược nhanh chóng

3.6 Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite

Hiện nay, nhiều người lựa chọn Composite làm vật liệu để chống thấm cho công trình của mình. Bởi giá thành rẻ, hiệu quả chống thấm cao, độ bền lên đến 20 năm và không hóa chất, an toàn cho người sử dụng… Ngoài khả năng chống thấm nhà vệ sinh, Composite còn được dùng để chống thấm sân thượng, bể nước, hồ bơi… cực kỳ hiệu quả.

Để chống thấm ngược nhà vệ sinh bằng Composite, bạn cần thực hiện theo quy trình 3 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh bề mặt thi công bằng một số công cụ như chổi sắt, máy mài, máy thổi… để loại bỏ tạp chất, tăng cường khả năng bám dính tốt cho vật liệu chống thấm.

  • Bước 2: Pha chế hỗn hợp Composite

Cần pha hỗn hợp Composite và xi măng theo tỷ lệ 1:1 và dùng máy trộn để trộn đều. Tuyệt đối không thêm nước vào hỗn hợp vì có thể sẽ làm giảm hiệu quả chống thấm của Composite.

  • Bước 3: Quét Composite

Tiến hành quét 3 lớp Composite lên bề mặt sàn, mỗi lớp cần cách nhau ít nhất 8h để nguyên vật liệu khô và tạo nên lớp chống thấm bền vững.

3.7 Chống thấm ngược bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu được nhiều đơn vị sử dụng bởi khả năng bám dính tốt, độ co giãn đàn hồi cao, chịu được áp lực của nước và bám trít các khe hở tốt.

Dưới đây là các bước thi công chống thấm ngược nhà vệ sinh bằng nhựa đường chi tiết:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Sử dụng máy mài, bàn chải sắt để loại bỏ các vết lồi lõm, dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn. Tùy vào tình trạng cần đục sâu xuống sàn để xử lý chống thấm với nhựa đường.

  • Bước 2: Tiến hành chống thấm

Nung sôi nhựa đường, sau đó dùng con lăn để quét lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. (Có thể pha thêm dầu DO cho loãng để thẩm thấu tốt hơn vào vệ mặt bê tông).

Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Nhựa đường là nguyên liệu được sử dụng nhiều bởi khả năng bám dính tốt

>>>> XEM THÊM: Phương pháp chống thấm bể phốt dễ dàng thực hiện

3.8 Sử dụng xi măng để chống thấm ngược nhà vệ sinh

Ngoài những cách chống thấm nêu trên, Revinex Flex FP cũng là một giải pháp tối ưu cho hạng mục chống thấm nhà vệ sinh. Revinex Flex FP là vật liệu chống thấm gốc xi măng dễ thi công và giá thành thấp, có khả chống ăn mòn và bám chắc trên cả bề mặt ẩm ướt.

Để thi công chống thấm ngược nhà vệ sinh bằng xi măng hiệu quả, bạn cần lưu ý các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

– Vệ sinh bề mặt, loại bỏ các tạp chất cũng như xử lý các lổ hổng trước khi thi công.

– Làm ẩm toàn bộ bề mặt sàn nhà vệ sinh.

– Quét thêm một lớp lót bằng hỗn hợp Revinex + nước theo tỷ lệ 1:4 trước khi thi công lớp Revinex Flex FP.

  • Bước 2: Trộn vật liệu

Sử dụng máy khuấy để trộn vật liệu với tốc độ chậm trong 3-5 phút đến khi hỗn hợp đồng nhất, không vón cục.

  • Bước 3: Thi công chống thấm

Dùng chổi quét hoặc phun lớp Revinex Flex FP với định mức 1 – 1,25kg/m2/lớp. Khi lớp xi măng còn ẩm, tiến hành rải lưới thủy tinh Gavazzi để ngăn ngừa các vết nứt.

Chờ lớp chống thấm đầu tiên khô se bề mặt, sau đó tiến hành phun hoặc quét lớp xi măng thứ hai với định mức tương tự.

>>>> THAM KHẢO NGAY:

4. Đơn vị cung cấp giải pháp chống thấm ngược nhà vệ sinh chất lượng

Bên cạnh việc tìm kiếm giải pháp giúp chống thấm ngược nhà vệ sinh hiệu quả, bạn cũng cần lựa chọn đơn vị uy tín và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm. Điều này không chỉ giúp giải quyết tình trạng thấm dột, mà còn đảm bảo công trình được bền lâu, duy trình tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ.

Sơn chống thấm SIRA tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm hàng đầu hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những loại vật liệu chống thấm tiêu chuẩn được nhập khẩu từ Đức, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong việc bảo vệ công trình và đem đến một cuộc sống tiện nghi, an toàn.

Chống thấm ngược nhà vệ sinh
Sơn chống thấm SIRA là một trong những đơn vị tiên phong về vật liệu chống thấm công trình

Sơn chống thấm SIRA đã trở thành thương hiệu được nhiều đơn vị tin tưởng nhờ những điểm mạnh sau đây:

  • Sản phẩm chống thấm SIRA được nghiên cứu và sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ tiên tiến của Đức.
  • Sử dụng công nghệ phủ nano, giúp kháng nước, kháng kiềm, kháng muối, tăng cường khả năng chống thấm công trình tuyệt đối.
  • Luôn đề cao sức khỏe người sử dụng trong quá trình sản xuất và phân phối sơn chống thấm SIRA.
  • Hơn 99% khách hàng đã hài lòng và tin tưởng khi sử dụng vật liệu chống thấm SIRA để bảo vệ công trình của họ.
  • Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm, sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Hiện nay, chống thấm ngược nhà vệ sinh luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều chủ nhà và đơn vị thi công công trình. Với bài viết trên đây, SIRA mong muốn gợi ý cho bạn một số giải pháp tối ưu để xử lý dứt điểm tình trạng thấm ngược, đảm bảo cho quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm uy tín và có kinh nghiệm cũng cần được ưu tiên hàng đầu.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ ở Hà Nội: Số 22, Ngõ 92 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Địa chỉ ở HCM: 1034/3D Quốc Lộ 1A, phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0336.908.299
  • Email: cskh.sira@gmail.com
Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *