Bitum chống thấm là gì? Hướng dẫn thi công và báo giá chi tiết

Sơn chống thấm SIRA

Bitum chống thấm là chất kết dính không thấm nước, được sử dụng khá phổ biến ở trong công nghệ chống thấm, là sản phẩm được nhiều đơn vị thi công lựa chọn hiện nay. Vậy Bitum chống thấm có những ưu điểm gì? Thi công Bitum như thế nào đúng chuẩn? Cùng Sơn Chống Thấm SIRA khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

1. Bitum chống thấm là gì?

Bitum chống thấm là loại vật liệu hữu cơ dạng lỏng, có màu đen và đặc tính nhớt. Thông thường, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn Bitum với nhựa đường, tuy nhiên trên thực tế, nhựa đường chỉ là một dạng biến thể của Bitum. Hiện nay, Bitum có trong thành phần của nhiều loại vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm…

Bitum chống thấm
Bitum là sản phẩm chống thấm được ứng dụng trong nhiều công trình hiện nay

>>>> XEM NGAY: Các loại sơn chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay

2. Ưu và nhược điểm của chất chống thấm gốc Bitum

Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp, bạn cần cân nhắc về ưu và nhược điểm của dòng sản phẩm này. Nhìn chung, vật liệu chống thấm gốc Bitum sở hữu những ưu điểm như sau:

  • Có thể linh hoạt, co giãn và chịu được sự thay đổi về nhiệt độ, thời tiết.
  • Độ bền cơ học và khả năng ổn định kích thước cao.
  • Có khả năng chống nóng, kháng UV tốt.
  • Đa dạng về chủng loại và giá, phù hợp với nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Bitum chống thấm vẫn tồn tại một vài nhược điểm mà bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng:

  • Khó phát hiện ra nguồn gây thấm tại công trình.
  • Quá trình thi công màng khò chống thấm đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
  • Thi công Bitum chống thấm với màng khò cần sử dụng đến nhiệt, nên sẽ có thể gây nguy hiểm cho người thi công.

>>>> XEM THÊM: TOP 7 sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất hiện nay

3. Các dạng Bitum chống thấm phổ biến

Trên thị trường hiện nay, vật liệu chống thấm dạng Bitum được chia thành 3 loại chính: Màng chống thấm Bitum, Bitum dạng lỏng và Keo Bitum chống thấm. Hãy cùng Sơn Chống Thấm SIRA tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm và công dụng của từng loại vật liệu này.

3.1 Màng chống thấm Bitum

Màng Bitum chống thấm hay còn được gọi là vải Bitum, đây là một loại sản phẩm polyme tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm. Tấm chống thấm Bitum gồm 2 loại đó là dạng khò nóng và dạng chống thấm tự dính.

Ưu điểm của loại vật liệu này là khả năng bám dính tốt, chống mài mòn và chống va đập cao. Do đó, nó thường được sử dụng để thi công trong những công trình như mái bằng, tầng hầm, sân thượng… hoặc dùng để lót mái và đáy ao, bể nuôi trồng thủy sản, hồ chứa nước…

Bitum chống thấm
Màng chống thấm Bitum có độ bền cao, khả năng chống lại va đập và chống cháy tốt

3.2 Bitum dạng lỏng

Sản phẩm Bitum dạng lỏng được chia thành 2 loại chính: Bitum dạng nhũ tương và dạng sơn lót. Nhờ đặc tính đàn hồi tuyệt vời và khả năng chống lại ứng suất do các cú sốc nhiệt, Bitum dạng lỏng được sử dụng như một lớp keo chống thấm và chống bám bẩn trên mọi bề mặt. Ngoài ra, loại vật liệu này cũng dễ dàng thi công với hình dạng khác nhau hoặc các bề mặt có chi tiết phức tạp, ngăn chặn sự thấm nước giữa màng và bề sàn hiệu quả.

Bitum chống thấm dạng lỏng được dùng để thi công các hạng mục như chống thấm mái tôn cốt thép, mái tôn lộ thiên, tường chắn… đặc biệt là gác xép tầng trên, phòng bếp, ban công…

3.3 Keo Bitum chống thấm

Keo chống thấm dạng Bitum gồm 2 loại chính: Keo chống thấm dạng lỏng gốc Bitum và băng keo. Vật liệu chống thấm dạng băng keo có độ đàn hồi cao, có khả năng bịt kín hiệu quả và bịt kín các vết nứt trên bề mặt bê tông. Bạn có thể sử dụng keo Bitum chống thấm trên nhiều bề mặt khác nhau như kim loại, gỗ, thủy tinh…

4. Bảng báo giá Bitum chống thấm mới nhất năm 2024

Hiện nay giá màng chống thấm Bitum vô cùng đa dạng, tùy vào nhu cầu và đặc điểm công trình, khách hàng có thể lựa chọn loại sản phẩm chống thấm phù hợp dựa theo bảng sau:

STTTên sản phẩmDung tích/ kích cỡGiá thành (VNĐ)
 

1

 

Sơn lót bitum các loại

Thùng 20 lít980.000
Thùng 20 kg1.360.000
Thùng 18 kg1.220.000
 

2

 

Màng chống thấm Bitum nhũ tương

Thùng 18 kg 550.000
Thùng 18 lít1250.000
Thùng 30 kg 1,950.000
Thùng 20 lít650.000
Thùng 3.5 kg185.000
3Keo chống thấm bitumCuộn 10m x 7.5 Cm410.000
10cm x 10cm175.000
Chai 300 ml42.000

Bảng giá thi công Bitum chống thấm mới nhất 2024

STTTên sản phẩmĐơn giá (VNĐ/M2)
Màng chống thấm khò nóng
1Breiglas220.000 – 260.000
2Lemax260.000 – 300.000
3Bitumode Delta200.000 – 240.000
4Panda220.000 – 260.000
Màng chống thấm tự dính
1Lemax280.000 – 350.000
2Larix/Pluvitec220.000 – 280.000
3Bitumax200.000 – 260.000

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Báo giá dịch vụ chống thấm sân thượng mới nhất 2025

5. Quy trình thi công chống thấm bằng Bitum

Như đã đề cập, có rất nhiều dạng vật liệu Bitum chống thấm. Vì vậy, phương pháp thi công chống thấm bằng Bitum cũng có thể khác nhau, tùy vào từng dạng vật liệu. Dưới đây là quy trình thi công hai loại Bitum cơ bản nhất.

5.1 Thi công Bitum chống thấm dạng màng khò nóng

Để thi công màng chống thấm khò nóng, bạn cần tuân thủ theo các bước quan trọng sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công

Tiến hành làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, vữa thừa… Đảm bảo bề mặt được sạch sẽ, bằng phẳng để các bước sau có thể đạt được độ bền bỉ cao nhất.

  • Bước 2: Thi công lớp lót 

Đây là bước quan trọng trong quá trình thi công Bitum chống thấm màng khò nóng, giúp tăng độ bám dính trên bề mặt thi công. Bạn có thể thi công sản phẩm với lớp lót Lemax SB Primer (0.2kg/m2) hoặc là Nirol-W (0.1kg/m2) bằng con lăn, chổi quét hoặc máy phun. Sau đó chờ trong khoảng 1 giờ đồng hồ để lớp lót được khô hoàn toàn trước khi thi công màng Bitum chống thấm.

  • Bước 3: Thi công chống thấm màng khò nóng

Màng chống thấm khò nóng sẽ được thi công bằng cách sử dụng đèn khò khí ga. Trong quá trình thực hiện, người thợ cần đảm bảo nhiệt độ luôn đồng nhất và xử lý kỹ càng các vị trí tiếp giáp giữa 2 tấm màng, phần chân tường hoặc cổ ống.

  • Bước 4: Thi công lớp phủ

Việc thi công lớp phủ bảo vệ càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng. Vì nếu để lâu, lớp màng chống thấm sẽ có nguy cơ bị bong tróc do tác động của nhiệt độ hoặc những yếu tố cơ học liên quan khác. Để đảm bảo chất lượng sau thi công, gia chủ cần tìm đến các đơn vị chuyên thi công chống thấm bằng màng khò nóng uy tín, chuyên nghiệp.

Bitum chống thấm
Thi công lớp phủ bảo vệ giúp lớp màng chống thấm bền bỉ dài lâu

>>>> THAM KHẢO NGAY: TOP 8 keo chống thấm khe tường hiệu quả nhất

5.2 Thi công Bitum chống thấm dạng màng tự dính

Nhìn chung, quá trình thi công Bitum chống thấm bằng màng tự dính sẽ đơn giản hơn so với màng khò nóng. Các bước thực hiện sẽ bao gồm:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công

Trước khi thi công màng tự dính, người thợ cần phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công và xử lý vết nứt bằng vữa xi măng trộn Revinex. Ngoài ra, các khu vực gồ ghề cũng phải được làm phẳng trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

  • Bước 2: Thi công lớp lót

Tại bước này, người thợ sẽ sử dụng sơn lót để quét theo đúng định mức. Sau đó chờ 1-2 giờ đồng hồ để lớp lót khô hẳn rồi mới tiếp tục đến bước thi công màng Bitum.

  • Bước 3: Thi công chống thấm màng Bitum tự dính

Để thi công màng Bitum chống thấm tự dính, người thợ cần bắt đầu dán màng từ rãnh thấp hoặc điểm thấp nhất, bởi dòng nước sẽ chảy qua vị trí này và không chảy ngược lại. Sau đó, phần dư ở các tấm màng Bitum sẽ được dùng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau, tấm sau gối lên tấm trước. Như vậy, ta đã có lớp màng chống thấm tự dính hoàn chỉnh.

Bitum chống thấm
Thi công Bitum chống thấm dạng màng tự dính đơn giản hơn so với màng khò nóng

>>>> THAM KHẢO NGAY: Cách chống thấm bằng nhựa đường hiệu quả, dễ thực hiện

6. Các loại màng chống thấm Bitum thông dụng hiện nay

Bên cạnh việc tham khảo bảng giá Bitum chống thấm, bạn cần theo dõi thêm một số thông tin về công dụng cũng như đặc tính của các loại màng chống thấm Bitum dưới đây để có được lựa chọn phù hợp.

6.1 Chất chống thấm gốc Bitum – SIRA-BT

SIRA-BT là chất chống thấm gốc Bitum dạng nhũ tương, bao gồm hydrocacbon và các dẫn xuất của chúng. Được sản xuất trên công nghệ của Đức, chất chống thấm SIRA-BT nổi bật như một giải pháp toàn diện, với khả năng chống thấm trên nhiều loại vật liệu như bê tông, kim loại, nhựa, chống gỉ…

Ngoài ra, sản phẩm này còn mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như: Chi phí rẻ, dễ dàng thi công, tính đàn hồi cao, không chứa dung môi, có thể kết hộ với xi măng để tăng hiệu quả chống thấm… Nhờ đó, sơn SIRA-BT trở thành lựa chọn hoàn hảo trong việc xử lý tình trạng chống thấm và nứt tường trong các công trình hiện nay.

Bitum chống thấm
SIRA-BT là giải pháp toàn diện trong việc chống thấm và xử lý vết nứt công trình

>>>> XEM THÊM: Keo chống thấm trong suốt SIRA chất lượng, siêu bám dính

6.2 Màng chống thấm Bitum khò nóng Lemax

Màng chống thấm khò nóng Lemax nổi bật với khả năng kháng hóa chất vượt trội, thích hợp cho hệ thống bể tại các khu vực có mạch ngầm. Không chỉ đem lại hiệu quả chống thấm, màng Lemax còn có mẫu mã đa dạng, phong phú và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

6.3 Màng chống thấm Bitumode

Màng Bitumode được sản xuất từ sợi polyester không dệt, kết hợp với APP và APAO, giúp đạt hiệu quả chống thấm vượt trội trong nhiều điều kiện khác nhau. Ngày nay, loại vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình, đặc biệt là những hạng mục chống thấm yêu cầu hiệu suất cơ học từ nhẹ đến trung bình.

Bitum chống thấm
Màng Bitumode là dòng sản phẩm màng chống thấm biến tính có chất lượng cao

6.4 Màng chống thấm Breiglas

Màng khò nóng Breiglas là loại vật liệu chống thấm thuộc phân khúc tầm trung, có chất lượng ổn định, khả năng đàn hồi và chống nước tốt. Vì vậy, nó được dùng để thi công chống thấm tại các khu vực tầng hầm, sàn vệ sinh, sàn mái…

6.5 Màng chống thấm Bitum tự dính Lemax

Màng Bitum chống thấm tự dính Lemax được cấu tạo từ nhiều lớp màng SBS, kết hợp giữa cao su, nhựa đường và cát, giúp tạo ra độ dính vượt trội. Điểm nổi bật của màng tự dính Lemax là tính an toàn và dễ thi công chống thấm, bạn chỉ cần dán trực tiếp màng lên lớp Primer mà không cần sử dụng nhiệt.

6.6 Màng chống thấm Pluvitec

Màng chống thấm Pluvitec là loại màng Bitum tự dính có gốc composite. Nhờ ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, có khả năng chứa các nguyên liệu chống thấm với khối lượng lớn, màng Pluvitec được nhiều khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong cả lĩnh vực xây dựng công nghiệp lẫn dân dụng.

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: TOP 3+ Cách chống thấm tường nhà liền kề triệt để nhất

7. Lưu ý khi thi công màng Bitum chống thấm

Khi thi công màng Bitum chống thấm, bên cạnh việc chú ý đến định lượng và quy trình thi công, bạn nên lưu ý một số yếu tố sau để lớp Bitum chống thấm phát huy tối đa công năng và độ bền lâu dài.

  • Lưu trữ và quá trình vận chuyển màng Bitum chống thấm cần sắp xếp theo chiều thẳng đứng.
  • Bảo quản cuộn màng khỏi ánh nắng trực tiếp để tránh bị chảy.
  • Đặt màng chống thấm tại vị trí xa nguồn nhiệt và tránh để trong môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Không xếp chồng các cuộn màng Bitum chống thấm lên nhau để tránh bị móp, méo.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ hơn về Bitum chống thấm, từ khái niệm đến quy trình thi công và những lưu ý quan trọng để đảm bảo lớp chống thấm độ bền tối ưu. Nhìn chung, việc thi công màng khò chống thấm khá phức tạp, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và kỹ thuật chuyên môn. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và thi công Bitum chống thấm, bạn nên cân nhắc sử dụng dịch vụ của những đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *